Giỏ hàng

Vén màn công nghệ chế tạo và các chiêu bài kinh doanh đá Dzi giả - Giả cổ

Trong những năm gần đây, sự phát triển giao lưu của Phật Giáo Tây Tạng đã mang đến việc nở rộ của một ngành kinh doanh các vật phẩm Phật Giáo Kim Cương Thừa vào Việt Nam bao gồm Tranh, Tượng, Pháp Khí và nhiều văn hoá phẩm khác. Trong đó Dzi - Thiên Châu được coi là Bảo Vật linh thiêng hàng đầu với những năng lực nhiệm màu có thể giúp chủ nhân thành tựu mọi mong cầu trong cuộc sống thế gian và xuất thế gian.

Chính vì vậy Dzi được buôn bán trao đổi công khai và nhan nhản trên các trang mạng xã hội của các cá nhân và các cơ sở kinh doanh đá quý, đá phong thuỷ, vòng tay, vòng cổ, pháp khí Phật Giáo... và trong những nhóm chuyên về Dzi Bead với những mức giá quá cao một cách không có cơ sở và rất nhẫn tâm với những người tìm đến Dzi. Ví dụ như một viên đá Dzi giả cổ xuất xứ tại Trung Quốc với mức giá khoảng 5-10 USD hoặc đắt nhất là 20-30 USD thường được những cá nhân và những cơ sở này bán với mức giá 3000-6000 USD dưới chiêu bài đăng tin là hàng cổ của Ông/ Bà/ Bố/ Mẹ/ Anh/ Chị/ Em và Thầy từ Tây Tạng, Mỹ... hay là đã được các Ngài Phật Sống/Đại Đạo Sư gia trì.

Trên thực tế hầu hết những viên Dzi được rao bán công khai như vậy là những viên Dzi giả và giả cổ được chế tạo công nghiệp sử dụng các cách thức xử lý nhiệt, laser, axit và các hoá chất độc hại để tạo ra những dấu hiệu đánh lừa rằng viên đá là cổ. Dưới đây là một số kinh nghiệm và lý giải để những ai hữu duyên tìm đến Dzi có thể tự rút ra cho mình những đánh giá sáng suốt và chính xác nhất về chất lượng của viên Dzi bạn đang sở hữu hoặc đang có dự định mua.

5 SỰ THẬT VỀ THỊ TRƯỜNG ĐÁ DZI GIẢ - GIẢ CỔ HIỆN NAY

1. Các vết phong hoá được xử lý nhiệt và va chạm vật lý để tạo ra các loại bề mặt nứt vỡ, vảy cá, da rắn, cháy đen, mốc meo, các màu sắc giả cổ (đỏ, nâu)... tất cả nhằm đánh lừa những người mua Dzi thiếu kiến thức và nghĩ mình đã mua được một viên Dzi cổ với mức giá hời. Câu hỏi mà các bạn nên đặt ra cho mình là: Nếu những viên Dzi là báu vật vô giá đối với người dân vùng Himalaya thì chúng đáng lẽ phải được đeo trong người và được cất giữ một cách cẩn mật chứ đâu có để trơ trơ ra ngoài trời mưa gió để bị dẫm đạp, va đập, bần dập, bị đốt cháy và biến dạng đến mức đau khổ như vậy? Cho nên việc nhầm tưởng rằng đây là những dấu hiệu chắc chắn của một viên Dzi cổ là điều hoàn toàn vô căn cứ và sai lầm.

Quy trình sản xuất Dzi công nghiệp: chạm khắc nhân tạo, xử lý nhiệt để tạo chu sa, ngâm chóa chất để tạo màu màu niên đại

Thành phẩm của đá Dzi giả cổ bao gồm hàng tá vẩy cá, nét phong hóa công nghiệp nhưng vẫn xử lý kém do vân mắt bị lẫn màu nhuộm nâu từ thân ngọc lem vào đang được rao bán với giá 2000-5000$



2. Các chấm chu sa màu đỏ và những hoa văn màu đỏ hay cả viên Dzi đỏ au được thổi phồng và hiểu nhầm thành những dấu hiệu của một viên Dzi cổ. Thực tế nếu bất kỳ ai có chút kiến thức về đá và hoá học thì đều hiểu rằng trong đá có một hàm lượng sắt và việc nung đốt đá trong một nhiệt độ nhất định hoặc sử dụng một số hoá chất khá phổ biến là có thể làm cho màu sắc của viên đá biến đổi hình thành những khoảng màu đỏ trên bề mặt và trong lòng viên đá. Đây là kỹ thuật rất thường được sử dụng để xử lý Ngọc và nhiều loại đá quý khác. Chính vì vậy nếu bạn coi những viên Dzi màu đỏ và chấm đỏ trên bề mặt của viên Dzi là dấu hiệu của những viên Dzi cổ thì đây sẽ là sai lầm ngớ ngẩn nhất.

Dzi (chỉ dấu Quan Thế Âm) giả được mua với giá 40$ cho 1 gói 5 viên, tức gần 200.000đ cho một viên Dzi giả trên Aliexpress

Thành phẩm "Old Dzi" được tạo ra với hàng tá vệt chu sa do xử lý nhiệt

 "Old Dzi" đắp "chu sa" được đăng bán công khai 45$ (~ 1 triệu VND) trên Aliexpress 



3. Những hoa văn và kích thước có độ cân đối và hoàn thiện gần như tuyệt đối về mặt hình học của những viên Dzi thường được coi là dấu hiệu của viên Dzi chất lượng tốt, thực tế đây cũng là sai lầm một cách không có cơ sở. Nếu chúng ta đều biết rằng những viên Dzi cổ được tạo ra không bằng máy móc và từ hàng trăm đến hàng ngàn năm trước thì việc cắt mài một viên đá và chế tác những hoa văn bằng tay sẽ mang đến kết quả là những viên Dzi có các kích thước và các hoa văn không đồng đều. Do vậy nếu bạn được giới thiệu một viên Dzi cổ với những mắt có kích thước và độ tinh xảo gần như hoàn hảo về mặt hình học thì câu hỏi mà bạn nên có trong đầu là: viên Dzi này được các cổ nhân tạo ra hay được máy móc công nghiệp ngày nay tạo ra?

Xem thêm: Những tiêu chí phân loại Dzi thật - giả



4. Những viên Dzi có chất đá bị xử lý nhiệt và hoá chất đến biến dạng và biến chất tạo ra cảm giác cho người mua đây là một viên đá cổ đã trải quan bao nhiêu trầm luân, thậm chí còn được gán cho nguồn gốc là Thiên Thạch đến từ những hành tinh xa lắc. Đây thực chất là những viên Dzi chết hay Đá chết và có tác dụng như một viên thuốc độc khi chúng ta đeo viên đá chạm vào cơ thể. Bởi vì phần lớn đây là những viên đá chết mang những năng lượng và những hoá chất độc hại bên trong nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của người đeo.

5. Viên Dzi được giới thiệu là được Ông/Bà/Bố/Mẹ/Anh/Chị/Em nuôi hay Thầy bên Tây Tạng cho, tặng, nhượng lại cũng thường được tin là cơ sở cho một viên Dzi tốt và lâu năm. Điều này hoàn toàn sai lầm vì nếu bất kỳ ai có chút hiểu biết về lịch sử và văn hoá Tây Tạng thì sẽ biết Tây Tạng ngày nay không còn là Tây Tạng của những năm 1960 trở về trước khi mà Trung Quốc chưa tiếp quản vùng đất linh thiêng này. Và rằng Dzi thật là những báu vật chỉ nằm trong tay những gia đình Quý Tộc có truyền thống lâu năm chứ không giống như những viên Dzi giả được những người lao động bình dân đeo như là đồ phụ kiện trang trí và thường được làm từ những chất liệu rẻ tiền chứ không hề có giá trị gì về mặt vật chất. Và một trọng điểm nữa là tất cả những viên Dzi cổ và Dzi thật đã được mang ra khỏi Tây Tạng từ sau những năm 1960 cùng với làn sóng di cư của tất cả những Đại gia tộc, những Đại Đạo Sư và tăng đoàn sau khi Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng. Sau đó nếu còn sót viên Dzi cổ nào thì cũng đã bị chiếm dụng, tịch thu và mang ra khỏi Tây Tạng để bán đấu giá cho giới sưu tầm của Đại Lục và Thế Giới. Chính vì vậy có thể dễ dàng hiểu rằng việc truyền thông rằng ngày nay còn có những viên Dzi cổ được cho/tặng bởi Ông/Bà/Bố/Mẹ nuôi từ Tây Tạng là những lời lừa đảo mông muội nhất, nếu có chút sự thật nào thì phải nói cho đúng là những Ông/Bà/Bố//Mẹ/Thầy mà họ đề cập đến là những người chế tác và buôn bán Dzi giả/giả cổ người Trung Quốc hiện đang làm ăn tại Tây Tạng, mà có lẽ là ở một vùng hơi bị xa Tây Tạng mà chúng ta hay biết đến với cái tên là công xưởng của Thế Giới “Quảng Đông”.

Video được chia sẻ từ: 原矿。缘 矿


Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn nangluongsong.vn không thể liệt kê hết được những công nghệ chế tạo Dzi giả và giả cổ cũng như những chiêu bài đánh lừa những người thiếu kiến thức về Dzi với và coi những người tìm đến với Dzi như là những con mồi để thu lợi một cách khá tàn nhẫn. Với hạnh nguyện giúp đỡ tất cả mọi người tìm đến với Dzi có được những hiểu biết và trải nghiệm chân thực nhất, chúng tôi sãn lòng chia sẻ mọi kinh nghiệm và kiến thức trong suốt hơn 20 năm sưu tầm Dzi với bất kỳ ai hữu duyên và có một tâm thức từ bi thanh tịnh không vị kỷ.

Với hạnh nguyện giúp đỡ tất cả mọi người có được những kiến thức và trải nghiệm chân thực nhất liên quan đến bí mật ẩn dấu đằng sau những con Mắt trên viên Dzi, nangluongsong.vn luôn sẵn sàng chia sẻ mọi hiểu biết khi bất kỳ ai hữu duyên tìm đến chúng tôi. Mọi thắc mắc và trợ giúp xin liên hệ với nangluongsong.vn qua số điện thoại 0834 456 789 hoặc trao đổi với chúng tôi tại m.me/nangluongsong.vn/ để được tư vấn không thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.