Giỏ hàng

Định giá cho Dzi - Thiên Châu

Dzi hay còn được gọi là Thiên Châu được ví như viên “Bảo Châu Như Ý” trong văn hoá tín ngưỡng của vùng Himalaya và được tôn sùng hơn bất kỳ loại vật chất quý giá nào trong vũ trụ. Trong suốt hơn 2 thập kỷ sưu tầm Dzi và các loại đá phong thuỷ quý hiếm, nangluongsong.vn cùng với các bạn bè trong giới sưu tầm trên khắp thế giới đã có rất nhiều trải nghiệm cho thấy Dzi thật sự mang đến những năng lực nhiệm màu và kỳ diệu mà không có bất kỳ loại đá nào có. Cho dù những viên kim cương hay những viên đá quý lấp lánh với những tiêu chí đánh giá cao nhất cũng chỉ có giá trị mang tính trang điểm với vẻ đẹp mà giới sưu tầm đá gọi là “tinh anh phát lộ”, nhưng hoàn toàn không có năng lực chuyển hoá tâm thức của chủ nhân để có thể giúp thành tựu mọi ước nguyện trong cuộc sống thế gian. Thậm chí Kim Cương còn mang trong nó những năng lượng nghiệp rất nặng nề được tích luỹ trong quá trình khai thác, tranh giành, đầu cơ và thương mại hoá bởi những cá nhân và các tổ chức tham gia. Vì vậy trong giới sưu tầm đá thường gọi Kim Cương hay những loại đá quý hiếm có giá trị tương tự là “Blood Diamond” (Kim Cương Máu) với ý nghĩa là mỗi viên Kim Cương đều được đánh đổi bằng máu của những người khai thác và tranh giành chúng. Đồng thời kim cương cũng không phải là quý hiếm như chúng ta vẫn nghĩ, vì nguồn cung kim cương là vô cùng nhiều nhưng lại bị kiểm soát và đầu cơ bởi một số tổ chức chuyên buôn bán kim cương trên phạm vi toàn thế thới và do vậy mức giá kim cương đã được xác định và kiểm soát bởi các tổ chức này. Trong khi đó Dzi được giới sưu tầm đánh giá là “Năng lực ẩn tàng”, tức là không toả sáng lộ liễu như Kim Cương nhưng lại ẩn chứa những năng lực cực kỳ mạnh mẽ và màu nhiệm có thể chuyển hoá cả tâm thức của chủ nhân và những sinh linh trong môi trường xung quanh. Chính vì thế cái tên “Dzi” trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “sáng bóng” và “toả sáng”, nhưng không phải sự toả sáng theo cách mà chúng ta thường nhìn bằng mắt thường. Chỉ có các bậc Đại Đạo Sư và những người có Thiên Nhãn (con mắt thứ 3) được khai mở mới có thể nhìn thấy ánh sáng và hào quang toả ra từ viên Dzi. Chính bởi những năng lực và thứ hào quang ẩn tàng này mà Dzi được người dân vùng Himalaya tôn sùng một cách đặc biệt và giữ những viên Dzi bên mình như là những bảo vật vô giá của dòng tộc, chỉ được mang ra trao đổi trong những trường hợp chủ nhân cần một khoản tiền rất lớn làm những việc trọng đại trong cuộc sống vật chất và tâm linh của bản thân và gia đình.

Chính vì điều này mà những bí mật về năng lực màu nhiệm và giá trị không có một loại đá nào sánh bằng của Dzi đã được giữ kín tại Tây Tạng và một số quốc gia khu vực Himalaya trong suốt hàng ngàn năm và chỉ được truyền ra thế giới sau những năm 1959 khi Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng và người Tây Tạng buộc phải di cư ra các nước khác trên toàn thế giới bao gồm: Ấn Độ, Nepal, Bhutan, các nước Châu Âu và Mỹ. Cùng với dòng người Tây Tạng di cư trong đó có những đại gia tộc và những bậc Đại Đạo Sư, một số lượng Dzi đã được mang theo ra khỏi Tây Tạng như là những bảo vật quý giá và gọn nhẹ nhất trên hành trình vượt núi gian nan bằng đường bộ không có sự hỗ trợ của bất kỳ phương tiện vận chuyển máy móc nào. Các gia tộc và các Đại Đạo Sư buộc phải mang Dzi ra trao đổi lấy những nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho đoàn người di cư bị mắc các chứng bệnh do thay đổi thổ nhưỡng, độ cao và áp suất khí quyển cũng như để có thể đổi lấy những vật tư nguyên liệu cần thiết cho việc tái định cư tại những vùng đất mới. Cùng thời điểm này một số lượng Dzi trên các tôn tượng và bảo tháp hay được tịch thu từ những đại gia tộc và các tu viện cũng được các đại gia và giới săn lùng cổ vật của Đại Lục đấu giá để tranh giành với mức giá từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu USD mỗi viên.

Thiên Châu sưu tầm bởi nangluongsong.vn


Việc Dzi được định giá rất cao so với các loại đá quý hiếm và đồ cổ khác không phải là điều ngạc nhiên trong giới sưu tầm trên toàn thế giới, tuy nhiên điều quan trọng nhất trong việc định giá Dzi là phải thẩm định và phân loại được chất lượng của những viên Dzi là Dzi cổ hay Dzi mới, Dzi giả cổ hay Dzi giả.

Một viên Dzi được thẩm định là Dzi cổ sẽ có giá từ vài chục ngàn USD đến vài chục triệu USD tuỳ thuộc vào chất lượng đá, hoa văn, số mắt, trọng lượng, kích thước, niên đại và độ hiếm. Cho đến nay xuất xứ và nguồn gốc của những viên Dzi cổ vẫn là một bí ẩn và được gắn với rất nhiều truyền thuyết mang màu sắc tôn giáo, văn hoá tín ngưỡng của khu vực Himalaya. Cũng chính vì vậy rất hiếm khi có thể tìm thấy một viên Dzi cổ gần giống với bất kỳ viên Dzi cổ nào khác ngay kể cả khi những viên Dzi cổ có số mắt giống nhau. Mỗi viên Dzi cổ thực sự đều khác nhau về chất đá, trọng lượng và kích thước. Do vậy nếu như có cá nhân hay cơ sở kinh doanh nào bán những viên Dzi “cổ” mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy những viên gần giống như vậy trên thị trường thì có thể khẳng định rằng viên Dzi đó là hàng giả cổ (Dzi giả) hoặc cùng lắm thì là Dzi mới mà thôi. Việc thẩm định Dzi cổ phải dựa vào rất nhiều tiêu chí và kinh nghiệm của chuyên gia thẩm định (thường là những người sưu tầm Dzi lâu năm) trong đó cần đến cả việc so sánh với những viên Dzi cổ mà chuyên gia đã sưu tầm được hoặc đã từng thấy trong quá trình sưu tầm. Trên thị trường hiện nay các cá nhân và các cơ sở kinh doanh Dzi thường đưa ra những dấu hiệu như vết phong hoá hay chấm chu sa để đánh lừa thị giác của những khách hàng có ít kiến thức về Dzi rằng đây là những viên Dzi cổ. Thực tế đây chỉ là những chiêu bài bán hàng giả của những cá nhân và cơ sở kinh doanh không có trải nghiệm và kiến thức về Dzi, thậm chí đa số họ cũng chưa từng có cơ hội sở hữu và nhìn thấy dù chỉ một viên Dzi cổ, mà chỉ sao chép những thông tin này trên các trang mạng của những nhà bán hàng khác không có uy tín về Dzi. Với công nghệ và máy móc hiện nay, những vết phong hoá và chấm chu sa có thể dễ dàng được tạo ra một cách công nghiệp thông qua việc xử lý nhiệt, hoá chất và các tác động vật lý từ máy móc và con người chứ không phải tự nhiên.

Những viên Dzi mới được chế tác trong những năm gần đây thì dễ tìm kiếm hơn với mức giá từ vài trăm USD đến vài ngàn USD thuỳ thuộc vào xuất xứ, chất đá, số mắt, hoa văn và năm chế tác. Việc định giá những viên Dzi mới cũng đòi hỏi chuyên gia thẩm định phải có kiến thức và kinh nghiệm để có thể phân biệt được xuất xứ của viên Dzi là từ Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ hay Đài Loan, Trung Quốc. Tiếp theo là thẩm định chất lượng đá cũng như sự bố trí của các mắt và hoa văn có tuân thủ đúng nguyên lý hình học thiêng hay không, bởi vì các mắt và hoa văn của Dzi không phải là để trang trí mà chính là những dạng mật mã theo một số nguyên tắc nhất định. Những bí mật này chỉ có những chuyên gia sưu tầm giàu kinh nghiệm và kiến thức mới có thể nắm được.

Thiên Châu - Dzi giả/ giả cổ tổng hợp bởi nangluongsong.vn


Những viên Dzi giả cổ hay Dzi giả thường được giới sưu tầm gọi là Dzi chết hay Đá chết thì dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ khu bán đồ lưu niệm hay trên các trang web hay trang bán hàng mạng xã hội của các cá nhân và tổ chức kinh doanh không chuyên về Dzi. Những viên Dzi này thực chất chỉ có giá từ vài chục ngàn VND đến vài trăm ngàn VND nhưng hiện nay đang được các cá nhân và các cơ sở kinh doanh gắn mác Dzi cổ và Dzi thật để bán với giá cắt cổ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Rất nhiều người tìm kiếm loại Dzi này với ý nghĩ là mình đã sở hữu một viên Dzi cổ với giá hời. Thực tế những viên Dzi giả hay Dzi chết này hoàn toàn không có năng lực gì ngay kể cả khi đã được các bậc Đại Đạo Sư gia trì trong các kháo lễ. Nguyên nhân rất đơn giản là những viên đá này đã được chế tác một cách công nghiệp thông qua xử lý nhiệt độ cao, axit, hoá chất độc hại để tạo ra các hoa văn và trông giống cổ. Chính vì cách xử lý công nghiệp này đã làm cho chất đá tự nhiên bị phân huỷ và biến đổi, bị ngấm một lượng axit và các hoá chất độc hại nên khi đeo viên Dzi chạm vào cơ thể còn mang lại những tác hại đối với cơ thể vật lý và cơ năng lượng vi tế của chủ nhân. Các chuyên gia sưu tầm và thẩm định Dzi có thể dễ dàng xác định được những loại Dzi giả, giả cố hay Dzi chết này ngay cả khi nhìn qua hình chụp chứ không cần cầm viên Dzi trên tay.

Tóm lại, việc định giá của Dzi có sự khác biệt rất lớn giữu các loại Dzi cổ - Dzi mới - Dzi giả cổ - Dzi giả. Ngay cả trong từng loại cũng có sự khác biêt lớn tuỳ thuộc vào nhiều tiêu chí đánh giá mà chỉ có những chuyên gia sưu tầm và thẩm định Dzi có trải nghiệm lâu năm mới có đủ kiến thức để phân loại và định giá một cách chuẩn xác.

Với hạnh nguyện chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm chân thực nhất về loại “Bảo Châu Như Ý” này để giúp cho tất cả mọi người có thể tìm kiếm cho mình một viên Dzi có đủ năng lực chuyển hoá tâm thức và hoàn thành mọi ước nguyện trong cuộc sống thế gian, nangluongsong.vn luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc, nghi vấn và thẩm định/phân loại chất lượng/định giá Dzi không thu phí dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳ ai hữu duyên tìm đến chúng tôi.

Mọi thắc mắc, trợ giúp mà các bạn cần tìm kiếm liên quan đến việc thẩm định/đánh giá chất lượng của đá Thiên Châu - Dzi xin liên hệ theo số điện thoại 0834 456 789 hoặc trao đổi với chúng tôi tại m.me/nangluongsong.vn/ để được tư vấn không thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.

Với sứ mệnh Trì Giữ và Bảo Tồn những viên Dzi Cổ - Dzi Thật, bảo tồn và tôn vinh những giá trị chân thực của Dzi, nangluongsong.vn đã phát nguyện sưu tầm, chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm về Dzi đến cho tất cả mọi người có phúc duyên được biết đến Dzi với mục đích mang lại lợi lạc đến cho hết thảy chúng sinh hữu tình. Ngoài việc giúp thẩm định, đánh giá chất lượng và định giá Dzi, nangluongsong.vn cũng Thu Nhận để Trì Giữ và Bảo Quản những viên Dzi Cổ - Dzi Thật do bất kỳ người nào có nhu cầu bán/nhượng. Thông tin chi tiết xin truy cập vào đường dẫn (link) này.